14
61

Phật tử nên làm gì để tôn vinh ngày Đức Phật đản sinh?

Xã hội, 28/4/2022 23:08
14
61

Từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta đến khi trở thành quốc giáo thời Lý Trần và trải qua bao thăng trầm lịch sử thì Phật giáo vẫn luôn là đạo đồng hành, gắn bó với dân tộc. Vì thế, lan tỏa tinh thần Phật đản là lan tỏa tinh thần văn hóa của người Việt Nam vốn đã có từ ngàn xưa.

Vậy, là một người con Phật, chúng ta nên làm gì để giữ gìn và tôn vinh những ý nghĩa tốt đẹp của tinh thần mùa Khánh đản?

Kính mời quý Phật tử cùng đón đọc bài viết qua sự chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh.

1. Tổ chức lễ Phật đản tại gia

Ngày lễ Phật đản trên thế giới kỷ niệm bằng lễ Tam hợp Vesak (gồm lễ Phật đản, lễ Phật thành đạo, lễ Phật nhập Niết bàn). Duy nhất có Phật giáo được Liên hiệp quốc công nhận ngày lễ Vesak là ngày lễ tôn giáo thế giới. Đó là niềm vinh dự cho các Phật tử chúng ta.

Vì vậy, chúng ta là con Phật, chúng ta phải làm cho Phật Pháp được xương minh.

Thứ nhất, nếu có điều kiện thì trong tháng Tư mùa Phật đản, ở tại các gia đình, chúng ta có thể treo lồng đèn Phật đản trước cửa nhà, treo cờ Phật giáo, chăng đèn, kết hoa.

Các Phật tử trang hoàng nhà cửa, làm lồng đèn, hoa giấy nhiều màu sắc, vẽ lá cờ Phật giáo

Các Phật tử trang hoàng nhà cửa, làm lồng đèn, hoa giấy nhiều màu sắc, vẽ lá cờ Phật giáo

Phật tử trang trí bàn thờ thật đẹp nhân ngày Khánh đản của Đức Tôn Sư

Phật tử trang trí bàn thờ thật đẹp nhân ngày Khánh đản của Đức Tôn Sư

Thứ nữa, các đạo tràng tổ chức liên hoan mừng Phật đản bằng các bữa tiệc, bánh kẹo, hoa quả và mặc quần áo thật đẹp để đón mừng ngày Đức Phật đản sinh, xây dựng thành một văn hóa ngày lễ Phật đản.

Bánh kem đón mừng kỷ niệm Đức Phật đản sinh

Bánh kem đón mừng kỷ niệm Đức Phật đản sinh

Trong tháng Phật đản này, Phật tử chúng ta nên có những hoạt động kỷ niệm mừng ngày Phật đản như vậy. Chúng ta làm cho không khí Phật đản sôi động lên, không phải vì chạy đua với các tôn giáo khác mà thực sự chúng ta biết Phật Pháp vô cùng cao quý, lợi ích. Chúng ta làm cho tinh thần Phật đản sống dậy, bởi nhờ giáo lý của Đức Phật mà chúng ta được mở mang bao nhiêu trí tuệ, được trưởng dưỡng đạo đức. Do đó, chúng ta phải làm sao đến ngày Phật đản, con cháu chúng ta phải háo hức lên, để Phật đản trở thành ngày hội của chúng ta, vui mừng, hoan hỷ đấng Cha lành ra đời.

Phật tử hướng tâm dâng nước cúng dường tắm Phật tại nhà

Phật tử hướng tâm dâng nước cúng dường tắm Phật tại nhà

Đến ngày Phật đản, chúng ta bảo con cháu là nhà mình sẽ liên hoan; hoặc chúng ta sẽ mua cho con mình cái áo, giày mới; khuyến khích các con mặc quần áo đẹp. Chúng ta với tinh thần thật thoải mái vui vẻ, sống đúng với tinh thần Phật đản, làm thành cái Tết của người Phật tử. Chúng ta phải vui mừng như thế vì những ngày này, bao nhiêu thiện Pháp được nảy nở, phát sinh. Cho nên, Thầy khuyến khích các đạo tràng với tinh thần kính mừng Phật đản, như vậy là từ chúng ta, gieo giống, tưới tẩm để cho Phật Pháp được trường tồn.

2. Mặc những trang phục đẹp nhất

Trong lễ hội Phật đản gồm có phần nghi lễ về tâm linh và phần hội mang tính chất tinh thần vui vẻ, màu sắc. Và lễ Phật đản sinh cũng được gọi là một lễ hội; ngày hôm ấy chúng ta có quyền thật là vui vẻ, hân hoan, đẹp đẽ.

Đức Phật không quy định người Phật tử tại gia phải ăn mặc thế nào. Còn trang phục Phật tử hiện nay màu áo nâu, lam là do chúng ta tự quy định như vậy, không phải do Đức Phật chế ra.

Thời Đức Phật, hàng Phật tử tại gia có bà Visakha - một đại thí chủ hộ trì Phật Pháp. Trong một lần bà đến tịnh xá thăm Phật, bà mặc áo choàng rất đẹp, đính kim cương ngọc ngà. Đến lúc về thì bà để quên áo choàng ở tịnh xá, bà nói rằng, nếu ai đã chạm vào chiếc áo của bà rồi thì cái áo đó không phải của bà nữa. Vì cái áo không phải của bà nên bà đã bán đấu giá chiếc áo và chính bà đã tự xuất tiền mua lại chiếc áo. Với số tiền đấu giá đó, bà đã dùng cúng dường Tam Bảo, xây lên tịnh xá cho Tăng chúng. Qua câu chuyện này cho chúng ta thấy Đức Phật không quy định trang phục người Phật tử tại gia.

Do đó, khi hành lễ chúng ta có thể mặc áo lam, áo tràng thêm trang nghiêm; còn trong lễ hội thì hoàn toàn không cần thiết, chúng ta cứ mặc thật đẹp đẽ để đi dự lễ hội. Nếu Phật giáo cứ ngày ngày mặc áo nâu sòng, áo lam như vậy thì thanh niên, tuổi trẻ không muốn đi đến chùa, như vậy là chúng ta tự mình làm cho Phật giáo bị thui chột đi. Tuổi trẻ đi chùa vẫn nên ăn mặc đẹp, áo dài Việt Nam thì người ta mới thấy Phật giáo rất là tươi đẹp.

Cho nên đến ngày Phật Đản, chúng ta có thể mua cho con cháu mình cái áo mới, cái giày để cho thế hệ sau được tiếp cận Phật Pháp và luôn háo hức đến ngày Phật Đản.

Phật tử tự trang trí, tổ chức lễ Phật đản tại nhà

Phật tử tự trang trí, tổ chức lễ Phật đản tại nhà

Các Phật tử rạng rỡ trong trang phục váy, áo dài truyền thống

Các Phật tử rạng rỡ trong trang phục váy, áo dài truyền thống

Muôn triệu con tim hân hoan hướng về ngày Đức Từ Phụ Thích Ca ra đời

Muôn triệu con tim hân hoan hướng về ngày Đức Từ Phụ Thích Ca ra đời

Ngày lễ Phật đản là ngày kính mừng một con người vĩ đại xuất hiện ở trần gian, đã đem lại con đường cứu khổ, ánh sáng chân lý cho thế gian này. Cho nên sự kiện tổ chức Phật đản để kính mừng, kỷ niệm ngày Đức Thế Tôn ra đời cần được tuyên dương, cần được làm cho quảng bá rộng rãi, tán dương để nhiều người được kết duyên với Phật Pháp; từ đó họ tiếp cận với chân lý, giải thoát, nhận thấy được Phật Pháp là con đường cứu khổ. Chúng ta muốn cho mọi người hết khổ thì chúng ta phải hoằng dương Phật Pháp được rộng rãi, mà lễ Phật đản không chỉ kính mừng Đức Phật mà còn hoằng dương Phật Pháp lan rộng. Nhờ lễ hội Phật đản mà biết bao người biết đến Đức Phật, cho nên chúng ta phải làm cho lễ hội Phật đản thật lớn, đem lại lợi ích thật sự cho số đông.

3. Tu tập ngày lễ Phật đản

Nhân ngày kỷ niệm Đức Thế Tôn đản sinh, những người con Phật phải ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình. Phải làm sao để lan tỏa được những lời của Đức Thế Tôn dạy đến với nhiều người, đến với cả thế giới này để cứu vớt thế giới này.

Chúng ta thiết thực đền ơn Đức Thế Tôn, chúng ta tri ân Ngài, yêu kính Ngài phải bằng việc làm thiết thực, đó là chăm học Phật Pháp, chăm tu Phật Pháp, thực hành lời Đức Phật dạy và lan tỏa Phật Pháp thì chúng ta mới thực sự là đền đáp công ơn của Đức Thế Tôn và là phần quà dâng lên để kính ơn Ngài nhân ngày Đức Thế Tôn đản sinh.

Ngồi thiền, nghe Pháp, trì giới, hướng tâm tri ân đến Đức Phật là điều chúng ta nên làm nhân ngày Khánh đản

Ngồi thiền, nghe Pháp, trì giới, hướng tâm tri ân đến Đức Phật là điều chúng ta nên làm nhân ngày Khánh đản

Lễ Phật đản đang đến gần trong niềm hân hoan của muôn triệu người con Phật trên toàn thế giới. Mong rằng, với tinh thần Phật đản, lục hòa, mỗi chúng ta sẽ góp phần giúp cho Phật Pháp sẽ được nhân rộng, lan tỏa rộng khắp mọi nơi để tất cả chúng sinh đều biết quay về nương tựa Đức Phật.

Bài liên quan
61
CHIA SẺ
Bình luận (14)

Đọc thêm

10 T3, 2023
10 T3, 2023
Tránh xa 10 việc sau nếu bạn không muốn mình bị xấu xí

Cần gì tìm tòi nhiều cách để cải thiện sắc đẹp? Trong khi tránh xa được 10 việc sau đây chắc chắn không bao giờ bạn bị xấu xí.

70 4591

Tránh xa 10 việc sau nếu bạn không muốn mình bị xấu xí

05 T1, 2023
05 T1, 2023
Lì xì là gì? Những điều cần biết về phong tục lì xì ngày Tết

Tết nay đã có ít nhiều sự thay đổi, nhưng lì xì ngày đầu năm vẫn được giữ nguyên. Bởi người Việt quan niệm, lì xì đem lại may mắn, tốt đẹp trong năm mới...

14 2371

Lì xì là gì? Những điều cần biết về phong tục lì xì ngày Tết

13 T4, 2022
13 T4, 2022
Ngày Phật đản là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Phật đản

Lễ Phật đản là một sự kiện quan trọng, đánh dấu sự đản sinh của một đấng tối tôn tối quý - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là một lễ hội tôn giáo lớn nhất ...

15 4466

Ngày Phật đản là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Phật đản

06 T1, 2022
06 T1, 2022
5 đại giấc mơ của Thái tử Tất Đạt Đa trước khi thành Phật

Trong kinh Phật có kể câu chuyện Thái tử Tất Đạt Đa trước khi đắc thành quả vị Phật, Ngài có năm đại giấc mộng. Vậy những giấc mơ ấy là gì?

14 5558

5 đại giấc mơ của Thái tử Tất Đạt Đa trước khi thành Phật

06 T5, 2021
06 T5, 2021
4 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật làm “chấn động” các cõi

Phật đản sinh, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn là 4 sự kiện thiêng liêng trong cuộc đời hoằng Pháp độ sinh của Đức Bổn Sư mà người Phật tử cần ghi nhớ.

50 2046

4 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật làm “chấn động” các cõi

06 T5, 2021
06 T5, 2021
Chùa Ba Vàng - Ngôi chùa được xây dựng bởi một tâm nguyện vĩ đại

Chùa Ba Vàng được xây dựng từ tâm nguyện hoằng Pháp độ sinh của Thầy Thích Trúc Thái Minh...

89 3908

Chùa Ba Vàng - Ngôi chùa được xây dựng bởi một tâm nguyện vĩ đại