0
6

Đức Phật ở trong thai mẹ có điểm gì khác biệt so với chúng sinh phàm tình?

Xã hội, 26/4/2020 11:37
0
6

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là sự kết tinh của tất cả những gì cao quý nhất trong vũ trụ. Vì lợi ích cho số đông, cho chư Thiên và loài người, Ngài đản sinh nơi đời trong thân tướng của một con người, nhằm trực tiếp hướng dẫn cho chúng sinh phương pháp tối ưu nhất để tạo dựng hạnh phúc. Nhưng sự thị hiện của Ngài có những điểm kỳ đặc, khác với chúng sinh phàm tình chúng ta.

Trước khi đản sinh, Đức Phật là Bồ Tát nhất sinh bổ xứ (chỉ còn sinh một lần xuống nhân gian là sẽ thành Phật) ngự tại cung trời Đâu Suất, với danh hiệu là Bồ Tát Hộ Minh. Trong Pháp thoại “Ý nghĩa bảy bước hoa sen”, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã giảng về những điều đặc biệt khi Bồ Tát nhập thai Hoàng hậu Maya - vợ của vua Tịnh Phạn, tại thành Ca-Tỳ-La-Vệ thuộc xứ Trung Ấn Độ.

>>> Ý nghĩa 7 bước chân của Đức Phật Thích Ca

Dưới đây là đoạn trích lời giảng của Sư Phụ về sự kiện này:

"Sau khi quán sát đầy đủ nhân duyên, Bồ Tát Hộ Minh truyền giao lại chức Thiên chủ cõi trời Đâu Suất cho Bồ Tát Di Lặc, rồi quyết định nhập vào thai mẹ - Hoàng hậu Maya."

Sau khi quán sát đầy đủ nhân duyên, Bồ Tát Hộ Minh quyết định nhập vào thai mẹ là Hoàng hậu Maya (Nguồn ảnh: Internet)

Sau khi quán sát đầy đủ nhân duyên, Bồ Tát Hộ Minh quyết định nhập vào thai mẹ là Hoàng hậu Maya (Nguồn ảnh: Internet)

Voi trắng hạ phàm, khai hông Hoàng hậu để nhập thai

Đêm hôm ấy, Hoàng hậu Maya nằm mộng thấy một giấc mộng rất đặc biệt: Bà thấy một con voi trắng như tuyết, có sáu ngà, vòi ngậm một cành hoa sen. Nó từ trên trời bay xuống, đến hông bên phải của bà thì cái ngà khai vào hông và chui vào trong bụng. Đó là cách Bồ Tát Hộ Minh nhập thai mẹ.

>>> Mộng voi trắng hạ phàm, Hoàng hậu Maya thụ thai

Hoàng hậu Maya nằm mộng thấy một con voi trắng sáu ngà ngậm cành hoa sen từ trên trời bay xuống chui qua hông bên phải vào bụng bà

Hoàng hậu Maya nằm mộng thấy một con voi trắng sáu ngà ngậm cành hoa sen từ trên trời bay xuống chui qua hông bên phải vào bụng bà

Việc nhập thai mẹ của một vị Bồ Tát sẽ khác với chúng sinh phàm tình. Phàm phu chúng ta nhập thai mẹ thì rất khổ. Chúng ta không bao giờ có quyền chọn cha mẹ cho mình, mà chúng ta do nghiệp lực lôi kéo, dẫn dắt, xui khiến đến để nhập thai mẹ, làm con của mẹ, của cha. Khi cha mẹ giao hội, thần thức chúng ta liền theo đốm sáng ấy mà nhập vào thai mẹ và ở trong đó 9 tháng 10 ngày. Tất nhiên, không phải ai cũng đủ 9 tháng 10 ngày, đó là thời gian trung bình mà thai nhi ở trong lòng mẹ, ngoài ra có người hơn, có người kém.

Bồ Tát ở trong thai mẹ như ở cung điện

Một chúng sinh phàm tình nhập thai mẹ, quá trình phát triển rất khổ, đã có những thước phim quay lại hình ảnh thai nhi khi ở trong lòng mẹ: Từ trứng nhỏ, rồi lớn lên phân chia tế bào, dần dần hình thành ra đầu, chân, tay, mắt, mũi,... Chúng ta kết tinh cha, uống máu mẹ, sống trong tử cung của mẹ, lấy dinh dưỡng qua sợi dây rốn nối với tử cung của mẹ. Chữ “tử cung” tức là cung của con. Chúng ta ở trong cung đó, xung quanh là nước.

Nhưng một vị Bồ Tát nhất sinh bổ xứ nhập thai mẹ thì khác với chúng ta rất nhiều. Bồ Tát ở trong thai mẹ nhưng giống như ở trong cung điện, không bị nhiễm nhơ những chất máu tanh của mẹ. Trong kinh Phật nói, chư Thiên quấn Bồ Tát trong những cái gấm của họ nên Bồ Tát không bị nhiễm máu của mẹ. Điều này rất đặc biệt!

Bồ Tát luôn tỉnh biết khi trong thai

Chúng sinh phàm tình nhập vào thai mẹ, trụ thai và xuất thai là mê, không biết gì. Dân gian còn nói rằng, các bà mụ cho ăn cháo lú, khiến chào đời là không biết gì, quên hết kiếp trước.
Về chuyện này, có Phật tử nói rằng: “Kiếp sau con không biết gì về kiếp trước, vậy con tu nhân tích đức để làm gì? Kiếp này con vất vả tu hành: nào ăn chay, nào trời nắng nóng vẫn ngồi nghe Pháp, rồi giữ giới, tu rất nhiều thứ nữa,... Nhưng tái sinh sang kiếp sau, lại thành người khác, bao nhiêu sung sướng là người kiếp sau hưởng hết, mà người đó cũng không biết gì về kiếp trước để mà nhớ ơn người kiếp trước cả. Vậy, tội gì phải tu nữa, kiếp này cứ ăn chơi xả láng cho thoải mái, tội vạ đâu cho anh kiếp sau chịu.”

Phật tử nghĩ như vậy là chưa đúng. Kiếp sau hay kiếp trước cũng là bản thân chúng ta. Chính là do chúng ta mê khi nhập thai nên mới quên hết quá khứ. Cho nên, có câu: “Bồ Tát còn mê khi cách ấm, Thanh Văn còn muội lúc ra thai”. Phàm phu chúng ta vào trong tử cung mẹ, ở đó 9 tháng 10 ngày là mù tối như trong bóng đêm, không nhớ, không biết gì nữa.

Còn bậc Chuyển Luân Thánh Vương lúc nhập vào thai mẹ thì biết, nhập thai mẹ nào cũng biết, nhưng trụ thai (ở trong thai) và xuất thai là mê, không biết gì. Bậc Thanh Văn, nhập thai và trụ thai thì biết, xuất thai thì mê, nên gọi là “Thanh Văn còn mê”. Đặc biệt, Bồ Tát nhất sinh bổ xứ thì nhập thai mẹ, trụ trong thai mẹ và xuất ra khỏi thai mẹ đều rõ ràng, tỉnh biết. Đó là do sức định - do tâm thanh tịnh của các Ngài đầy đủ nên “nhập thai mẹ, tôi biết tôi đang nhập vào thai mẹ; ở trong bụng mẹ, tôi biết tôi đang ngồi trong bụng mẹ; và ra khỏi bụng mẹ, tôi biết tôi ra khỏi bụng mẹ.” Các Ngài không hề quên, không hề lẫn lú.

Hoàng hậu nhìn thấy rõ hình hài thai nhi trong bụng

Khi Bồ Tát ở trong thai mẹ thì người mẹ nhìn thấy đầy đủ thân phần của thai nhi, thấy rõ như nhìn qua bình pha lê. Hoàng hậu Maya thấy được con của mình, nhìn thấy rõ: đầu, mắt, chân, tay,... Đó là điều đặc biệt của một vị Bồ Tát. Bồ Tát ở trong thai mẹ thì thường ngồi rất trang nghiêm, đúng tư thế, giống như ngồi thiền. Bồ Tát trong thai mẹ có đầy đủ luôn các bộ phận cơ thể, không như chúng ta cơ thể phát triển dần dần, mãi về sau mới có tay, có chân, rồi các bộ phận khác, có những lúc mọc đuôi giống như con khỉ trong thai mẹ.

Thai nhi ảnh hưởng, làm thân tâm mẹ an lạc, khinh an

Thường người mẹ mang thai con rất vất vả, khổ sở, nhiều mệt mỏi, đau đớn, khó ăn, khó ngủ,... Nhưng nếu mang thai một vị Bồ Tát thì người mẹ ấy rất an lạc, thân tâm thư thái, khinh khoái, dễ chịu, không có một chút khổ. Có được điều này là do phước báu của người con. Trí tuệ của người mẹ mang thai bậc Bồ Tát cũng tự nhiên rất sáng suốt, còn nhiều người mẹ khi mang thai thì đầu óc mụ mị đi. Và người mẹ mang thai Bồ Tát tâm rất thanh tịnh, không bị khởi dục.

Hoàng hậu Maya khi mang thai Đức Phật cảm thấy thân tâm an lạc, dễ chịu (Nguồn ảnh: Internet)

Hoàng hậu Maya khi mang thai Đức Phật cảm thấy thân tâm an lạc, dễ chịu (Nguồn ảnh: Internet)

Cách “chọn” những đứa con ngoan

Khi phụ nữ mang thai, nếu đứa con trong bụng có tính như thế nào thì tự nhiên, người mẹ cũng bị nhiễm tính đó của con.

Ví dụ: Nó thích ăn đường thì mẹ cũng thích ăn đường. Nó thích ăn chua thì mẹ cũng thích ăn chua. Nó mà tham ăn thì làm cho mẹ nó cũng tham ăn. Nó hay cáu gắt thì làm cho mẹ hay bực tức. Nghĩa là người mẹ bị ảnh hưởng tâm tính của đứa con rất nhiều.

Ngược lại, người mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm tính đứa con. Vì thế, mới hình thành nên khoa thai giáo (dạy con từ lúc ở trong thai). Chúng ta tu học Phật Pháp thì phải hiểu cách dạy con từ lúc còn ở trong thai và cả cách “chọn” con cho mình nữa. Tại sao Thầy lại nói “chọn” con? Vì có luật là: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Cha mẹ nào thì con cái thế đó, giống như “rau nào thì sâu ấy”.

>>> Bí quyết thai giáo để sinh con xinh đẹp, thông minh theo lời Phật dạy

Cha mẹ biết tu tập, tu dưỡng đạo đức thì sẽ chiêu cảm những đứa con có phẩm chất tốt đẹp

Cha mẹ biết tu tập, tu dưỡng đạo đức thì sẽ chiêu cảm những đứa con có phẩm chất tốt đẹp

Vậy, nếu muốn “chọn” những đứa con hiếu thảo, tài giỏi, đạo đức, tốt đẹp thì mình phải làm sao? Mình phải tu thì mới “chọn” được con cho mình. Nên nói “cha mẹ hiền lành để đức cho con” là thế. Cha mẹ khéo tu nhân, tích đức thì sẽ chiêu cảm những đứa con tốt đẹp đến với mình. Bây giờ, ai đang trong tuổi sinh đẻ mà còn muốn sinh con, muốn “chọn” con thì phải tu để gọi: “Con ơi, con về với mẹ! Những đứa con ngoan hiền, hiếu thảo, đức hạnh tốt đẹp về đây với mẹ nhé!”. Phải tu thì mới “chọn” được, không tu là không “chọn” được. Mình tốt đẹp, mình nết na, mình đức hạnh, có đầy đủ các phẩm chất tốt thì sẽ cảm ứng những đứa con có phẩm chất như thế đến với mình, gọi là: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Còn nếu chúng ta đối với cha mẹ thì bất hiếu, đối với Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng thì bất kính, rồi còn trộm cướp tài sản của người, nhưng lại muốn sinh ra đứa con tốt đẹp thì rất khó! Đại chúng nhớ, điều này là sự thật, muôn đời là như thế.

Hoàng hậu Maya khi mang thai Bồ Tát Hộ Minh có đầy đủ tất cả các phước báu như thế nên Hoàng hậu rất sung sướng và an lạc. Hoàng hậu lại khởi được những tâm rất từ bi, tâm tự nhiên mát mẻ, lại thấy thương yêu mọi người; không giống nhiều người mẹ khi mang thai con thì hay gắt gỏng. Như vậy, những phẩm chất tốt của người con ảnh hưởng đến người mẹ."

Từ những lời dạy của Sư Phụ, chúng ta thấy được sự nhập thai rất đặc biệt của Bồ Tát Hộ Minh. Nhờ đó, chúng ta thấy được sự cao quý của Đức Phật và thêm lòng tôn kính Ngài - đấng tối tôn, tối quý của nhân thiên.

Bài liên quan
6
CHIA SẺ
Bình luận (0)

Đọc thêm

16 T5, 2023
16 T5, 2023
Phật đản - Đại lễ mang đến phúc lành

Nếu muốn biết thêm thông tin về đại lễ Phật đản và muốn tăng trưởng phúc lành cho bản thân thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

16 4770

Phật đản - Đại lễ mang đến phúc lành

09 T5, 2023
09 T5, 2023
Lễ Phật đản nên làm gì để được phúc lành, may mắn?

Phật tử nào cũng mong muốn kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, vừa tròn bổn phận, vừa đem lai lợi ích. Vậy ngày Phật đản nên làm gì để được phúc lành, may mắn?

18 4798

Lễ Phật đản nên làm gì để được phúc lành, may mắn?

10 T3, 2023
10 T3, 2023
Tránh xa 10 việc sau nếu bạn không muốn mình bị xấu xí

Cần gì tìm tòi nhiều cách để cải thiện sắc đẹp? Trong khi tránh xa được 10 việc sau đây chắc chắn không bao giờ bạn bị xấu xí.

70 4610

Tránh xa 10 việc sau nếu bạn không muốn mình bị xấu xí

05 T1, 2023
05 T1, 2023
Lì xì là gì? Những điều cần biết về phong tục lì xì ngày Tết

Tết nay đã có ít nhiều sự thay đổi, nhưng lì xì ngày đầu năm vẫn được giữ nguyên. Bởi người Việt quan niệm, lì xì đem lại may mắn, tốt đẹp trong năm mới...

14 2371

Lì xì là gì? Những điều cần biết về phong tục lì xì ngày Tết

06 T1, 2022
06 T1, 2022
5 đại giấc mơ của Thái tử Tất Đạt Đa trước khi thành Phật

Trong kinh Phật có kể câu chuyện Thái tử Tất Đạt Đa trước khi đắc thành quả vị Phật, Ngài có năm đại giấc mộng. Vậy những giấc mơ ấy là gì?

14 5558

5 đại giấc mơ của Thái tử Tất Đạt Đa trước khi thành Phật

06 T5, 2021
06 T5, 2021
4 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật làm “chấn động” các cõi

Phật đản sinh, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn là 4 sự kiện thiêng liêng trong cuộc đời hoằng Pháp độ sinh của Đức Phật

50 4257

4 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật làm “chấn động” các cõi

06 T5, 2021
06 T5, 2021
Chùa Ba Vàng - Ngôi chùa được xây dựng bởi một tâm nguyện vĩ đại

Chùa Ba Vàng được xây dựng từ tâm nguyện hoằng Pháp độ sinh của Thầy Thích Trúc Thái Minh...

89 3908

Chùa Ba Vàng - Ngôi chùa được xây dựng bởi một tâm nguyện vĩ đại