15
73

Giật đồ cúng cô hồn tháng 7: Tưởng may mắn nhưng đâu có ngờ...

Thờ cúng đúng Pháp, 28/7/2022 17:36
15
73

Cúng cô hồn vào mỗi dịp rằm tháng 7 là việc làm tốt đẹp trong văn hóa tâm linh của rất nhiều gia đình người Việt. Tuy nhiên, sau khi cúng xong diễn ra thực trạng trẻ em và người lớn tranh giành giật đồ cúng khiến nhiều người lo lắng và tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong xã hội.

Vậy nhà Phật nhận định thế nào về việc giật đồ cúng cô hồn? Ban Quản Trị mời quý Phật tử cùng theo dõi qua sự chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh.

Nhân quả của người ném - giật đồ cúng cô hồn

Sau khi cúng cô hồn xong thì gia chủ tung hết vật phẩm ở trong đàn thí ấy ra ngoài cho mọi người giật đồ cúng. Vậy nhân quả của những việc này như thế nào?

1. Đối với người giành giật đồ cúng thí

Thứ nhất, tạo duyên để gieo hạt giống tham lam, tranh đấu, cướp giật vào trong tâm của người nhận đồ thí, nhất là đối với trẻ con; đáng lẽ ra, chúng ta phát đồ cúng đàng hoàng cho từng người, nhưng khi tung đồ cúng như vậy thì các cháu bé phải tranh nhau, chen lấn, tranh cướp. Như vậy là ta đã gieo vào tâm các cháu hạt giống không tốt.

do-cung-thi

Thứ hai, là làm cho người nhận thí tăng trưởng tâm tham, tâm tranh đấu, cạnh tranh, cướp bóc. Tất cả những hạt giống tâm ấy đều là bất thiện, sau này đều trổ những quả không tốt.

2. Đối với người ném đồ cúng thí

Khi chúng ta ném vật thực cúng thí cho mọi người đến tranh cướp nhau thì hành động đó tuy là bố thí nhưng đã gieo những nhân không tốt. Trong kinh Nhân quả, Đức Phật dạy:

“Muốn biết nhân đời trước

Xem sự hưởng đời nay

Muốn biết quả đời sau,

Xem việc làm kiếp này”.

Hành động ném đồ cúng thí cho người khác rồi bản thân mình sinh tâm vui vẻ, cười đùa khi nhìn thấy mọi người xúm nhau vào nhặt, rồi tranh cướp, đánh nhau thì người ném đồ cúng thí đang gieo cho mình nhân bàng quan trước khổ đau của mọi người. Sau này người tung đồ đó sẽ chịu quả sinh vào những nơi đau khổ mà người ta không cứu giúp.

giat-do-cung-co-hon

Bên cạnh đó, người cúng thí còn dễ sinh tâm kiêu mạn, xem thường. Tức là tự cho những người giật đồ cúng thí là người đói khát, mọi rợ, thấp kém còn mình cao quý hơn. Người bố thí tự gieo hạt giống kiêu mạn cho bản thân mình thì kiếp sau sẽ nhận quả sinh xứ vào chỗ thấp kém. Vì đó là những hạt giống không tốt, theo thời gian người bố thí sẽ mất đi hạt giống từ bi trong tâm mình.

Cách bố thí đồ cúng cô hồn để được lợi ích?

Trong kinh Điềm lành, Đức Phật có dạy bố thí là một trong mười điềm lành tối thượng để sinh ra phúc báu. Vậy trong lễ cúng cô hồn chúng ta làm như thế nào để được nhiều phúc báu?

Theo góc nhìn của đạo Phật, khi chúng ta tôn trọng người nhận đồ thí thì chúng ta bố thí sẽ sinh ra phước báu lớn. Còn chúng ta bố thí mà giống như là thí cùi thì không được phước báu nhiều. Cho nên, khi chúng ta đem cho thì chúng ta nên cho với tất cả lòng tôn trọng, kính trọng người nhận vật thí của mình.

Gia chủ có thể thọ dụng vật thực sau khi đã cúng xong hoặc đem bố thí cho mọi người (ảnh minh họa)

Gia chủ có thể thọ dụng vật thực sau khi đã cúng xong hoặc đem bố thí cho mọi người (ảnh minh họa)

Dân gian xưa có câu: “Của cho không bằng cách cho”. Vì coi trọng cách cho, nên khi cúng xong, chúng ta có thể mời tất cả mọi người vào rồi đi phát từng người cái bánh kẹo, hoa quả, nắm xôi thì mọi người sẽ rất hoan hỷ. Hoặc nhắc người nhận thí xếp hàng trang nghiêm, rồi đến mời các cô bác, các cháu vào để mình phát lộc cho. Như vậy cả người nhận thí và người bố thí đều nhận những nhân quả tốt đẹp theo đúng với tinh thần đạo Phật.

Hy vọng qua lời giảng giải trên Thầy Thích Trúc Thái Minh, quý Phật tử có được tri kiến đúng đắn về việc giật cúng cô hồn trong dịp Rằm tháng 7 cũng như biết cách bố thí đồ cúng sao cho lợi ích nhất.

Chúc quý Phật tử và gia đình cúng tế đúng Pháp để công đức được vẹn tròn, đem lại lợi ích cho mình, cho người.

=> Tổng hợp bài cúng Rằm tháng 7 năm 2022 mới nhất

Bài liên quan
73
CHIA SẺ
Bình luận (15)

Đọc thêm

28 T1, 2024
28 T1, 2024
Hướng dẫn rút chân nhang không bị phạm tâm linh, được phúc lành

Cách tỉa chân nhang để mang đến những điều tốt lành cho bản thân và gia đình mà không lo phạm tâm linh.

282 54993

Hướng dẫn rút chân nhang không bị phạm tâm linh, được phúc lành

21 T1, 2024
21 T1, 2024
Hướng dẫn cách bao sái ban thờ không sợ phạm, được tốt lành

Bao sái ban thờ thế nào để không lo động chạm tâm linh, năm mới bình an, như ý? Bài viết giới thiệu cách bao sái, văn khấn bao sái ban thờ,...

23 18099

Hướng dẫn cách bao sái ban thờ không sợ phạm, được tốt lành

15 T1, 2024
15 T1, 2024
Ngày ông Công ông Táo: Cách cúng đơn giản mà được tài lộc

Cúng ông Công ông Táo làm sao để đơn giản mà vẫn được phù hộ, được phúc lành, may mắn? Cùng tìm hiểu cách cúng đúng chuẩn, dễ thực hiện trong bài viết này!

151 6182

Ngày ông Công ông Táo: Cách cúng đơn giản mà được tài lộc

01 T1, 2024
01 T1, 2024
Sau 49 ngày, có cần để bàn hương linh và cúng cơm hàng ngày?

Bạch Thầy, bố con mới mất, gia đình con có cần để bàn hương linh không hay đưa lên bàn thờ gia tiên và có phải cúng cơm hàng ngày đến hết 100 ngày không ạ?

2 9653

Sau 49 ngày, có cần để bàn hương linh và cúng cơm hàng ngày?

10 T8, 2023
10 T8, 2023
Cách cúng rằm tháng 7 và những lưu ý quan trọng

Cúng Rằm tháng 7 là một ngày lễ truyền thống ý nghĩa của người dân Việt. Cúng rằm thế nào để mang lại nhiều may mắn và không lo bị ông bà, tổ tiên trách quở?

23 50524

Cách cúng rằm tháng 7 và những lưu ý quan trọng

21 T4, 2023
21 T4, 2023
Có nên thờ cây hương ngoài trời?

"Bạch Thầy, mong Thầy chỉ dạy cho con cách giải bát hương trước cửa do thầy bên tứ phủ bốc ạ. Con xin tri ân công đức của Thầy ạ."

18 4062

Có nên thờ cây hương ngoài trời?

06 T4, 2023
06 T4, 2023
Thắp hương và những điều cần biết để không bị rơi vào tà kiến

Thắp hương có nhiều quan niệm kiêng kỵ như: không dùng miệng thổi hương; không thắp hương vào ban đêm,...Những quan niệm trên có đúng theo góc nhìn Phật giáo?

66 41088

Thắp hương và những điều cần biết để không bị rơi vào tà kiến