Bài học từ con chim Venàhika mái đối với người đệ tử Phật
Kính thưa đại chúng! Chúng ta học được ở con chim Venàhikà mái những điều rất căn bản đối với việc tu hành.
Thứ nhất, chúng ta phải biết nhốt phiền não vào trong tổ giới luật.
Giới luật là nền tảng, là gốc sinh ra mọi đức tốt của chúng ta. Giới đức lại là nền tảng căn bản của mọi sự hạnh phúc... Bởi vậy, một người đệ tử Phật phải trân quý giới luật và thực hành giới luật,...
Thứ hai, chúng ta phải biết quản lý, canh cửa tổ phiền não bằng việc tu tập niệm thân - quán thân hành niệm và quán vọng tưởng, xả ly vọng tưởng ở ý căn của mình.
Thứ ba, chúng ta biết quý rừng và tu tập độc cư. Trong khi tu tập, nếu chúng ta thấy năng lượng xuống, tâm yếu đi thì phải biết nương tựa vào Tăng để được chư Tăng tiếp thêm năng lượng cho mình. Thời nay có nhiều Phật tử tự tu tập, không cần chư Tăng - điều đó rất nguy hiểm. Ngay những vị xuất gia cũng phải nương tựa vào Tăng, như trời Phạm Thiên - vị trời thỉnh Đức Phật chuyển Pháp luân còn bạch với Phật rằng, chư Tăng lúc nào thấy sự tu tập xuống cấp thì phải biết quay lại nương tựa vào chúng Tăng. Cho nên, người hành giả, người Phật tử phải có một tâm tuyệt đối tin kính, nương tựa vào chúng Tăng, nhất là một Tăng đoàn có tu tập thanh tịnh. Như thế, chúng ta sẽ được lợi ích cho bản thân vô cùng. Đại chúng cũng đã thấy rất nhiều người phát tâm nương tựa chư Tăng, tu tập, làm phước, rồi hồi hướng giúp gia đình được chuyển hóa nghiệp chướng, bệnh tật và được nhiều điều tốt đẹp. Đó là do công đức nương tựa vào Tăng.
Trên đây là những điều rất mấu chốt chúng ta học từ con chim Venàhikà mái. Thầy mong đại chúng hiểu và tinh tấn tu tập.
(Trích lời Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh trong Pháp thoại: "Học từ chim Venàhikà mái" - câu 220 Kinh Mi Tiên Vấn Đáp, ngày 30/9/Tân Sửu.)