40
213

Người Phật tử học được điều gì từ sự xuất gia của Đức Phật?

Xuất gia, 26/6/2023 18:35
40
213

“Kính thưa đại chúng! Hôm nay là ngày 08/02 Âm lịch - ngày kỷ niệm Đức Phật đi xuất gia. Nói Đức Phật xuất gia cũng được vì Thái tử Tất Đạt Đa sau này chính là thành Phật, mà nói Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia cũng được, đó là một dòng chảy. Vậy, từ câu chuyện Thái tử đi xuất gia, người đệ tử Phật tại gia học được những gì?

Trước hết, Phật tử phải suy ngẫm để thấy được tâm của Thái tử khi xuất gia. Trước khi đi xuất gia, nếu nói về sung sướng thì không ai sung sướng bằng Thái tử, Ngài thụ hưởng đầy đủ tất cả mọi dục lạc, không thiếu điều gì; nhưng Ngài lại rũ bỏ tất cả để ra đi. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta có một mái nhà tranh đơn sơ, một hũ gạo, mấy chai tương thôi mà ý tưởng xuất gia, rời bỏ gia đình của mình, cũng không bao giờ sinh ra được.

Thái tử Tất Đạt Đa cưỡi ngựa vượt thành, một lòng quyết đi xuất gia cầu đạo

Thái tử Tất Đạt Đa cưỡi ngựa vượt thành, một lòng quyết đi xuất gia cầu đạo

Trong kinh, có câu chuyện về một ông lão chỉ có một bà vợ già xấu xí, một con bò, một đống rơm, một ít vật dụng trong nhà. Ngày ngày, ông lão nhìn thấy chư Tăng ôm bát khất thực qua nhà mình, thấy các Ngài có gì đó thanh thoát, rất đáng quý, nên ngày nào ông cũng ước ao: “Ước gì mình cũng được như các Ngài ấy nhỉ?”. Nhưng đến cuối đời, ông cũng không đi xuất gia nổi. Như vậy, một bà vợ già, một con bò, mấy cái nồi, cái niêu cũng “trói” được ông ấy, khiến ông muốn đi mà không đi được.

Sống ở tại gia nhưng không đắm nhiễm thế lạc, mà thường hướng chí nguyện xuất gia

Trong kinh Bát Đại Nhân Giác có dạy, “tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc”. Người Phật tử sống ở trần gian, nếu chưa đủ nhân duyên xuất gia thì phải tập dần không đắm nhiễm dục lạc, để dần dần mình sẽ có cơ duyên xuất gia, ra khỏi ngôi nhà tại gia của mình. Nhưng muốn làm được điều đó, chúng ta phải có tâm nhàm lìa, phải tư duy để thấy được các dục lạc trần gian là đáng nhàm, đáng chán, không có gì vui và lâu bền. Ví như chúng ta có xây được ngôi nhà to, đẹp thì rồi nó cũng hoại, nó cũng chỉ là “cái ngục” giữ chúng ta, nếu chết mà còn giữ nó thì sẽ đọa là con giun, con dế,... ở trong ngôi nhà đó. Cái xe đẹp, hay tài sản cũng phải trả lại trần gian khi chúng ta “thở ra không hít vào” được nữa. Tất cả vật chất trần gian chỉ là phù hoa, tạm bợ, không có cái gì bền chắc, đến thân thể mình cũng có ngày phải bỏ thì không có cái gì của trần gian là không phải bỏ.

Người Phật tử tại gia phải thường tư duy, quán sát như vậy để có tâm xả ly. Như quý Phật tử về chùa tu Bát quan trai giới hàng tháng, một ngày rời bỏ ngôi nhà tại gia cũng là đang thực tập tâm xuất ly. Nhưng để có được tâm xuất ly là rất khó! Thầy vẫn nói, một ngôi nhà đơn giản, một bà vợ già, một con bò, một đống rơm cũng “trói” được chúng ta, khiến chúng ta không bao giờ khởi được ý nghĩ thoát ra, nhưng trước sau gì, chúng ta cũng rời bỏ mọi thứ đó mà chúng ta không có được ý tưởng. Thái tử Tất Đạt Đa sống trong cung vàng điện ngọc, đầy đủ quyền uy mà Ngài còn thấy và giác ngộ được mọi thứ là “cái ngục trói mình”, làm mình “mê”, không thể tỉnh giác, không bao giờ nghĩ thoát ra được, để đến ngày cuối cùng, tử thần đến bắt là đi thôi.

Trong kinh Bát Đại Nhân Giác cũng dạy, ở tại gia nhưng phải thường chí nguyện, tâm niệm xuất gia, thì sẽ có ngày nào đó, đủ duyên đủ phước, mình sẽ xuất gia; kiếp này chưa được, nguyện kiếp sau sẽ được. Dù già hay trẻ, trong tâm phải ấp ủ hạt giống “sẽ xuất gia”, có hạt giống này thì tương lai, mình sẽ có cơ hội để giải thoát sinh tử. Vì Đức Phật nói, ngôi nhà tại gia là cái ngục trói buộc chúng ta đủ thứ; là sự ràng rịt hết chồng rồi đến con, hết con rồi đến cháu, hết cháu rồi đến chắt,... rất nhiều mối quan hệ trói buộc chúng ta. Nếu ta không có trí tuệ, không tư duy, thì không bao giờ ta dứt ra được.

Như việc về chùa tu Bát quan trai một ngày, Thầy nghĩ nhiều Phật tử cũng phải dùng trí tuệ mới có thể dứt ra để về chùa được. Một ngày này là một ngày tập sự xuất gia, tức là ra khỏi ngôi nhà tại gia của mình. Chúng ta rời nhà lên chùa một ngày cũng là nghĩa của chữ xuất gia, là thân xuất gia được một ngày.

Lợi ích khi hướng tâm đến việc xuất gia

Nếu ai cả một đời cũng không sinh ra được ý niệm ngày nào đó sẽ xuất gia thì người ấy chắc rằng còn nhiều kiếp chìm đắm. Dù mình sống trong một gia đình rất giàu có, đầy đủ, nhưng cũng phải khởi được niệm sẽ có ngày xuất gia, thấy cuộc sống tại gia là tù túng, trói buộc, không thể giải thoát. Người Phật tử có tâm hướng đến xuất gia thì sẽ khao khát và chăm chỉ học đạo, thực hành Pháp của Phật, đem lại lợi ích cho mình, gia đình, cộng đồng, xã hội. Nếu không có chí hướng tới việc xuất gia thì tu cũng là tu chơi, học cũng là học vui, đi chùa cho vui, cho khuây khỏa thôi, chứ không phải là người thật lòng học đạo, tu đạo.

Hàng ngàn Phật tử vân tập về chùa tu học, gieo trồng những hạt giống thiện lành để nhiều kiếp được kết duyên với Tam Bảo

Hàng ngàn Phật tử vân tập về chùa tu học, gieo trồng những hạt giống thiện lành để nhiều kiếp được kết duyên với Tam Bảo

Vì thế, người Phật tử tại gia phải nuôi chí hướng đến xuất gia, dù chỉ một niệm thôi. Hãy nghĩ về Thái tử Tất Đạt Đa - Ngài với cuộc sống đầy đủ như vậy mà còn dứt bỏ được tất cả. Có ai “trói” mình bằng người vợ xinh đẹp, hiền đức? Ai trói mình bằng đứa con còn đỏ hỏn yêu quý, cả một ngai vàng, một đất nước kỳ vọng vào mình như Thái tử không? Những cái ấy “trói” rất chặt, thế mà Thái tử còn dứt bỏ đi được. Còn mình có cái gì đâu, tài sản có bao nhiêu đâu mà mình không sinh ra được ý niệm sẽ có ngày nào đó xuất gia?

Gieo nhân xuất gia để sau này giải thoát

Trong Phật giáo, có Tỳ-kheo Liên Hoa Sắc đắc quả A La Hán, đi hoằng Pháp ở đâu, bà cũng khuyến khích mọi người hãy xuất gia.
Bà vào cả lầu xanh, khuyến khích các cô gái ở đó: “Các em hãy đi xuất gia đi!”
Các cô gái lầu xanh nói: “Thưa Tôn giả, thân thể chúng con nhơ nhớp thế này, làm sao xuất gia?”
Bà Liên Hoa Sắc nói: “Không sao, các em cứ xuất gia. Cửa Phật từ bi, người tội lỗi hay không tội lỗi, ai cũng xuất gia được. Bây giờ, các em xuất gia, sau này có đọa địa ngục thì vẫn có nhân xuất gia để sau này giải thoát, còn nếu không khởi được một ý niệm xuất gia thì biết đến bao giờ các em có thể giải thoát được?” - Tỳ-kheo Liên Hoa Sắc động viên mọi người đi xuất gia như vậy.

Qua câu chuyện xuất gia của Thái tử Tất Đạt Đa, Phật tử phải thường tư duy, khởi được những ý nghĩ biết nhàm lìa với dục lạc trần gian. Trần gian vui bao nhiêu, nhưng cuộc vui nào cũng tàn. Mới ngày nào đón xuân, hôm nay đã hết Tết, sang tháng 2 rồi, không lâu nữa mùa hạ chói chang sẽ đến,... Hết xuân đến hạ, rồi đến thu, đông... Cuộc đời là như vậy! Con người cũng thế, sinh, lão, bệnh, tử sẽ đến với tất cả chúng ta. Chúng ta phải biết tư duy chỗ này để có tâm lìa bỏ, có tâm xuất ly. Đó là ý nghĩa về việc xuất gia của Thái tử Tất Đạt Đa đối với người Phật tử tại gia.”

(Trích lời Thầy Thích Trúc Thái Minh trong Pháp thoại: “Sự từ bỏ vĩ đại”)

Bài liên quan
213
CHIA SẺ
Bình luận (40)

Đọc thêm

22 T3, 2024
22 T3, 2024
Chư Tôn thiền đức Tăng niêm hương bạch Phật trong lễ thế phát xuất gia

Với tâm thiết tha cầu đạo, các thiện nam tử phát khởi thiện tâm, mong muốn nương theo Sư Phụ cùng chư Tăng một lòng tu học Phật đạo

50 61

Chư Tôn thiền đức Tăng niêm hương bạch Phật trong lễ thế phát xuất gia

28 T2, 2024
28 T2, 2024
Xuất gia là gì? Người thế nào mới đủ điều kiện xuất gia?

Xuất gia là khái niệm dùng để chỉ việc một người từ bỏ cuộc sống thế tục, cạo bỏ râu tóc, sống cuộc đời tu hành. Vậy điều kiện xuất gia là gì?

285 18585

Xuất gia là gì? Người thế nào mới đủ điều kiện xuất gia?

26 T2, 2024
26 T2, 2024
Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

Người xuất gia có duyên được thực hành những Pháp cao quý, cao thượng trong tâm như lòng từ, bi, hỷ, xả; sự nhẫn nhục và lý tưởng cao quý.

23 915

Tiết lộ: 22 lý do khiến người xuất gia trở nên cao quý

19 T11, 2023
19 T11, 2023
Bỏ cha bỏ mẹ đi tu, người xuất gia có bất hiếu không?

Xuất gia là phải rời xa gia đình, không thể ở nhà chăm lo cha mẹ, không thể làm ra kinh tế để chu cấp cho cha mẹ thì người xuất gia có phải bất hiếu không?

94 5825

Bỏ cha bỏ mẹ đi tu, người xuất gia có bất hiếu không?

27 T7, 2023
27 T7, 2023
Công đức thù thắng của người chân thật xuất gia và quả báo đáng sợ khi hủy hoại nhân duyên xuất gia tu hành!

Công đức của Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia đã đem lại cho chúng ta con đường thênh thang, sáng tươi để chúng ta đến được bến bờ của bình an, hạnh phúc Niết bàn tuyệt đố

8 3334

Công đức thù thắng của người chân thật xuất gia và quả báo đáng sợ khi hủy hoại nhân duyên xuất gia tu hành!

29 T6, 2023
29 T6, 2023
Nguồn gốc và ý nghĩa mùa an cư kiết hạ của chư Tăng

An cư tức là ở yên một chỗ. Kết hạ hay kiết hạ có nghĩa là kết giới lại, ở trong phạm vi giới đàn đó. Vậy ý nghĩa của an cư kiết hạ là gì?

18 10124

Nguồn gốc và ý nghĩa mùa an cư kiết hạ của chư Tăng