6
28

Lấy chồng theo phúc nhà chồng, đúng hay sai?

Tình yêu - Gia đình, 14/10/2019 16:39
6
28

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, Thầy cho con hỏi ạ. Có người nói rằng: Lấy chồng thì sẽ hưởng phúc theo nhà chồng. Nhưng có người lại bảo theo chồng nhưng phúc đức vẫn hưởng theo gia tiên của bố đẻ mình. Rồi có quan điểm là ăn theo phúc đức của gia tiên bên mẹ đẻ mình. Vậy khi một người con gái đi lấy chồng, họ sẽ hưởng lộc, phúc đức theo gia tiên nhà chồng hay vẫn hưởng lộc, phúc đức của gia tiên nhà mình ạ?

Và những người phụ nữ bỏ chồng thì sẽ ăn lộc bên nào ạ? Xin Thầy giải đáp thắc mắc giúp con. Con xin chân thành cảm ơn Thầy ạ!

Thầy Thích Trúc Thái Minh trả lời:

Quan điểm “phụ nữ lấy chồng theo phúc nhà chồng” xuất phát từ đâu?

Kính thưa toàn thể đại chúng!

Trước đây, Thầy cũng đã nghe một vài Phật tử đến bạch với Thầy về việc này. Quan niệm người phụ nữ khi lấy chồng phải ăn theo phúc đức nhà chồng xuất phát từ bên Nho giáo: “Tại gia tòng phụ. Xuất giá tòng phu. Phu tử tòng tử”. Ngày xưa, bên Nho giáo họ trọng nam, khinh nữ, cho nên mới có câu: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Nghĩa là nhà nào sinh được một người con trai coi như là có con, còn nhà nào dẫu sinh mười cô con gái cũng coi như chưa có đứa con nào. Cho nên, người phụ nữ trong xã hội phong kiến Nho giáo thời xưa có thân phận rất thấp kém và bị xem nhẹ.

Còn trong xã hội bây giờ, chúng ta đã thay đổi rất nhiều, việc bình quyền nam nữ đã được nâng cao. Mặc dù vẫn tồn tại một số các bộ tộc theo truyền thống mẫu hệ, tức con sinh ra lấy theo họ mẹ; nhưng đất nước chúng ta là đất nước truyền thống theo phụ hệ, tức con sinh ra lấy họ theo bố.

Điều này kết hợp với quan niệm của Nho giáo thời xưa sinh ra quan niệm: Người phụ nữ khi đi lấy chồng thì ăn theo phúc của nhà chồng. Cho nên mới có câu: “Một trăm cái phúc nhà vợ không bằng một cái nợ của nhà chồng”. Nghĩa là một cái nợ của nhà chồng nặng đến mức phúc của nhà vợ không thể nào bồi đắp được. Đó chính là quan niệm người phụ nữ lấy chồng rồi ăn theo phúc nhà chồng.

Đối với đạo Phật, quan niệm này đúng hay sai?

Đối với đạo Phật, phúc ai người nấy hưởng. Người con gái có phúc thì người con gái đó hưởng phúc của họ, Người con trai có phúc thì người con trai đó hưởng phúc của họ. Hai người kết hợp với nhau thì sẽ hưởng phúc chung của hai người cộng lại chứ không phải lấy chồng rồi phúc của người con gái sẽ mất đi và ăn theo cái phúc của nhà chồng. Cho nên, có những người phụ nữ có phúc báu họ sẽ lấy được người chồng vinh hiển. Như người ta vẫn có câu: Vượng phu ích tử, tức là người phụ nữ làm cho chồng con được tốt lên.

Bởi vậy, quan niệm người phụ nữ ăn theo phúc nhà chồng là hoàn toàn không đúng. Người phụ nữ ấy có phúc phận bao nhiêu thì họ sẽ được hưởng theo đúng phúc phận như vậy. Khi đi lấy chồng, hai vợ chồng là hai phúc cộng lại hay hai họa cộng lại đều là do nhân duyên.

Xem thêm: “Phụ nữ gò má cao sát chồng” có đúng không?

Sau khi bỏ chồng, phụ nữ hưởng phúc theo bên nào?

Chúng ta không phải ăn phúc đức của cha mẹ, của ông bà tiên tổ. Ở đời hay nói rằng: “Cha mẹ hiền lành để phúc cho con”. Câu đó là đúng nhưng không đúng hoàn toàn. Bởi hiền lành chưa hẳn đã gọi là phúc đức, ví như hiền lành mà đần đù thì chưa phải có phúc. Nếu cha mẹ có phúc thì nhân duyên sẽ chiêu cảm những người con có phúc đức tương ứng sinh vào gia đình nhà mình để họ hưởng phần phúc của họ.

Tất cả đều là nhân duyên chứ không phải cha mẹ làm, con cái hưởng phúc báu. Thầy nhớ có một câu chuyện trong kinh kể rằng:

Ông vua này có một cô công chúa. Ông cũng là người hiểu Phật Pháp.Vua nói với cô con gái là: “Con là công chúa con vua. Con được hưởng vinh hoa, phú quý thế này là nhờ phúc đức của cha mẹ đấy!”. Cô con gái cũng là người rất am hiểu Phật Pháp nên cô đáp: “Con tâu vua cha! Con hưởng phúc của con chứ không phải con ăn nhờ phúc đức của cha mẹ”. Vua cha nghe vậy liền rất giận công chúa. Vua nghĩ cô hư quá nên sẽ dạy cho cô một bài học bằng cách đưa cô ấy đi đến một vùng rất xa. Trước khi đi, công chúa chỉ được cho một ít kinh phí. Cô chấp nhận và đến đó sống tự lập.

Một thời gian sau, cô ấy lấy chồng rồi gây dựng vùng đất ấy trở nên rất trù phú và đẹp đẽ. Một hôm, vua đi kinh lý qua vùng này, mới hỏi: “Cái làng trù phú kia là của ai?” Dân chúng bèn nói: “Đấy chính là nơi ngày xưa công chúa con vua bị đày.” Lúc ấy, vua mới tin rằng công chúa được hưởng chính phúc báu của mình.

Cho nên, chúng ta thấy quan niệm phúc ai người nấy hưởng là đúng. Phúc báu không ai lấy được của ai và cũng không ai có thể đem phúc của mình cho người khác được. Phúc của mình là mình hưởng. Mình cho ai cái gì thì mình lại được sinh thêm phúc báu, bởi vì bố thí sinh phúc báu.

Trong mối liên hệ nhân duyên tương quan với nhau, người có phúc báu lớn sẽ giúp đỡ được rất nhiều người khác. Còn những người khác xét về nhân quả, họ cũng có phước duyên để được gần những người có phúc báu lớn. Nếu họ không có phúc, họ cũng không thể cộng sinh ở gần với người có phúc. Và khi chúng ta đã có phúc báu thì phúc báu ấy luôn theo bên mình dù ở bất cứ đâu.

Vậy, mỗi chúng ta ở trên đời phải khéo biết tu để tích lũy phúc báu cho chính mình. Thầy kính chúc các Phật tử luôn luôn tinh tấn tu tập.

Bài liên quan
28
CHIA SẺ
Bình luận (6)

Đọc thêm

17 T3, 2024
17 T3, 2024
Thương cho roi cho vọt: Cách hiểu đúng & áp dụng dạy con ngoan

“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là cách nuôi dạy con cái theo lối truyền thống của ông bà ta xưa nay. Vậy ý nghĩa của quan niệm này là gì?

262 8699

Thương cho roi cho vọt: Cách hiểu đúng & áp dụng dạy con ngoan

06 T8, 2023
06 T8, 2023
Chín chữ cù lao - Khắc ghi ân đức cha mẹ một đời không quên

“Chín chữ cù lao” là chín ân lớn thể hiện sự hy sinh, tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái. 9 chữ gồm: Sinh, Cúc, Phủ, Súc, Trưởng, Cố, Phục, Phúc

185 10212

Chín chữ cù lao - Khắc ghi ân đức cha mẹ một đời không quên

29 T7, 2023
29 T7, 2023
03 câu chuyện về mẹ hay nhất khiến bạn muốn về nhà thật nhanh để ôm mẹ

Đọc những mẩu truyện ngắn về mẹ trên, các bạn có thấy hình ảnh của mình trong đó? Hãy cùng chia sẻ cảm nhận của bạn sau khi đọc tại phần bình luận nhé!

46 3494

03 câu chuyện về mẹ hay nhất khiến bạn muốn về nhà thật nhanh để ôm mẹ

16 T7, 2023
16 T7, 2023
Top những câu nói về cha mẹ hay và thấm thía nhất

Những câu nói hay về cha mẹ dưới đây sẽ giúp quý vị thấu hiểu, trân trọng, cũng như suy ngẫm để thực hành báo hiếu cha mẹ nhiều hơn nữa

32 454

Top những câu nói về cha mẹ hay và thấm thía nhất

29 T6, 2023
29 T6, 2023
Con bất hiếu với cha mẹ thì phải nhận những quả báo gì?

Quả báo của tội bất hiếu với cha mẹ: Bất kính, xem thường cha mẹ bị quả báo xấu xí; Uy thế nhỏ do tâm không quý kính hầu hạ cha mẹ;...

41 16734

Con bất hiếu với cha mẹ thì phải nhận những quả báo gì?

28 T1, 2023
28 T1, 2023
3 mối nhân duyên giữa cha mẹ và con cái theo quan điểm đạo Phật

Con cái đến với cha mẹ cũng đều do nhân duyên, nghiệp quả mà đến, đó cũng là quan điểm trong đạo Phật. Vậy giữa cha mẹ và con cái có những nhân duyên gì?

53 7459

3 mối nhân duyên giữa cha mẹ và con cái theo quan điểm đạo Phật

03 T8, 2022
03 T8, 2022
10 điều về công ơn cha mẹ - con nguyện tìm cách đáp đền

Công ơn cha mẹ vô cùng lớn lao, tựa như trời biển bao la không có bến bờ. Cha mẹ không chỉ nuôi dạy con khôn lớn nên người mà còn hy sinh tất cả vì con

19 3735

10 điều về công ơn cha mẹ - con nguyện tìm cách đáp đền