Không có cái hồ nào rộng bằng biển, đống đất nào to bằng núi, nên chúng ta thường ví những gì to lớn với núi, với biển. Chính vì thế, hình ảnh núi được nhắc đến nhiều trong kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam, để chỉ sự bao la, to lớn của đối tượng được khắc họa: “Công cha như núi Thái Sơn”,…
Trong kinh điển của Phật thường nói đến các núi như núi Linh Thứu, núi Tu Di,… Và trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp câu 202, Đại Đức Na Tiên đưa ra 5 đặc tính của núi mà người đệ tử Phật cần học để thành tựu thêm trên bước đường cầu đạo giải thoát.
Vậy, 5 đặc tính đó là gì? Chúng ta rút ra được gì từ 5 đặc tính đó?
Kính mời quý Phật tử và các bạn cùng lắng nghe video trên đây để hiểu hơn về bài kinh qua sự trạch giảng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.
Các bài nên xem:
- Ba bậc Tam Bảo người tu học Phật cần biết
- Học từ biển cả | Kinh Mi Tiên vấn đáp câu 197
- Những điều kiện và phẩm chất làm nên một người tu sĩ chân chính
- Tu sĩ và núi rừng – những hình ảnh quý giá về sự tu tập của chư Tăng chùa Ba Vàng
- “Cắt mái tóc xanh gửi lại đời” – Buổi lễ xuất gia với những cung bậc cảm xúc đặc biệt tại chùa Ba Vàng