15
83

Cúng lễ và ăn Tết Đoan Ngọ thế nào để được tăng phúc?

Thờ cúng đúng Pháp, 24/6/2020 16:59
15
83

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết truyền thống ở Việt Nam tổ chức vào mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Theo quan niệm xưa, ngày này còn được gọi là Tết diệt sâu bọ. Tuy nhiên với quan điểm đạo Phật, ngày Tết Đoan Ngọ sẽ được nhìn nhận như thế nào? Chúng ta nên đón ngày này thế nào để được tăng phước?

Kính mời quý Phật tử và các bạn hãy cùng tìm hiểu câu trả lời từ Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây!

Câu hỏi về Tết Đoan Ngọ:

Kính bạch Thầy! Hằng năm, cứ vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch, gia đình con đều tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ. Ngày đó, nhà con ăn các loại hoa quả nóng như mận, vải hoặc cơm rượu nếp với suy nghĩ: “Ăn để diệt các loài sâu bọ làm hại mùa màng và tẩy giun trong đường tiêu hóa”. Nhưng con có nghe về việc, nếu mình có ý nghĩ sát hại chúng sinh thì mình sẽ bị tổn phước. Con muốn hỏi Thầy là gia đình con nên cúng lễ và ăn Tết Đoan Ngọ thế nào để vừa giữ được truyền thống dân tộc, vừa bảo toàn được phước báu cho mình ạ? Con xin cảm ơn Thầy.”

Dưới đây là câu trả lời từ Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh:

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5)

“Kính thưa đại chúng!
“Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Tết Đoan Ngọ là người ta ăn tết vào giờ Ngọ. Theo triết lý của y học phương Đông, ngày mùng 5 tháng 5 là ngày vượng dương. Vào ngày đó, khí dương của trời đất và con người rất vượng. Cho nên, ngày Đoan Ngọ còn gọi là ngày Đoan Dương. Hiện nay, có một số nước Châu Á ăn tết Đoan Ngọ như là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam,... Tuy nhiên, không phải tất cả các nước Phật giáo đều ăn Tết Đoan Ngọ mà ngày Tết này chỉ là tập tục của người dân.

Thầy Thích Trúc Thái Minh trả lời câu hỏi về Tết Đoan Ngọ (ảnh minh họa)

Thầy Thích Trúc Thái Minh trả lời câu hỏi về Tết Đoan Ngọ (ảnh minh họa)

Về truyền thuyết ăn Tết Đoan Ngọ, mỗi nước lại có một truyền thuyết khác nhau. Ở Việt Nam, trong ngày Tết Đoan Ngọ, chúng ta thường ăn rượu nếp, ăn chè, ăn xôi và nhất là ăn hoa quả vào sáng sớm để diệt sâu bọ, giun sán. Về mặt thực tế, chúng ta không biết có phải ngày đó ăn vào là diệt được giun sán hay không, nhưng theo truyền thuyết là như vậy, nên ngày mùng 5 tháng 5 được gọi là ngày diệt sâu bọ.
Kính thưa đại chúng! Việt Nam là đất nước nông nghiệp nên việc trồng trọt liên đới đến sâu bọ rất nhiều. Sâu bọ phá hại mùa màng nên việc diệt sâu bọ là việc người nông dân vẫn làm. Bây giờ, họ lấy ngày Tết Đoan Ngọ này để phát động diệt trừ sâu bọ.

Theo truyền thuyết, Tết Đoan Ngọ (ngày mùng 5 tháng 5) được gọi là ngày diệt sâu bọ

Theo truyền thuyết, Tết Đoan Ngọ (ngày mùng 5 tháng 5) được gọi là ngày diệt sâu bọ

Tết Đoan Ngọ dưới góc nhìn Phật Pháp

Chúng ta biết rằng, tất cả những nghi lễ của thế gian hầu hết đều xuất phát từ những niềm tin, tín ngưỡng và tín ngưỡng ấy không có chính kiến mà tà kiến rất nhiều, do sự hiểu biết không đúng sự thật. Chỉ có trong Phật Pháp mới thật sự có chính kiến. Chúng ta biết rõ là không phải ăn hoa quả vào ngày mùng 5 tháng 5 là sạch giun sán và sau ngày ấy là diệt hết sâu bọ. Năm nào cũng có mùng 5 tháng 5, năm nào chúng ta cũng ăn Tết ngày này mà sâu bọ vẫn còn, có khi còn nhiều hơn. Vậy quan niệm ăn Tết Đoan Ngọ để diệt sâu bọ là không đúng. Tuy nhiên, người nông dân trồng hoa màu thì phải trừ sâu bọ nên có ngày diệt sâu bọ là theo lối sống và quan niệm của họ. Tinh thần như thế là việc của thế gian, còn Phật tử chúng ta thì hiểu khác.

Nhiều người luôn tin rằng vào ngày Tết Đoan Ngọ, ăn một số loại thức ăn, hoa quả sẽ diệt được sâu bọ (ảnh minh họa)

Nhiều người luôn tin rằng vào ngày Tết Đoan Ngọ, ăn một số loại thức ăn, hoa quả sẽ diệt được sâu bọ (ảnh minh họa)

Chúng ta biết, sâu bọ hay mùa màng là nhân duyên và nghiệp báo liên đới đến con người. Nếu chúng ta có đầy đủ phúc báu thì mùa màng bội thu tươi tốt, không bị thiên tai bão lũ. Thiên tai bão lũ còn ảnh hưởng do nghiệp của chúng ta. Như dịch bệnh Covid-19, cả thế giới bị nhưng Việt Nam lại khá an lành trong đại dịch. Đó là biệt nghiệp riêng của dân tộc ta, dân ta cũng gọi là có chút phước. Cũng vậy, mùa màng bội thu, ít sâu bọ, thời tiết thuận lợi hoàn toàn phụ thuộc vào phước báu của chúng ta. Nếu chúng ta không bị nghiệp báo nặng nề, không bị trả những quả báo xấu thì mùa màng tự nhiên được tươi tốt, bội thu. Bởi chúng ta có phước để được thụ hưởng những điều tốt đẹp. Cho nên, kể cả là sâu bọ thì cũng từ nơi nghiệp của chúng ta mà ra. Khi chúng ta ác tâm, sát hại nhiều thì tất cả những loài ác ấy lại sinh ra nhiều. Nếu nó không sinh ra được những con sâu, con bọ thì nó sinh ra virus. Tâm chúng ta ác biến ra như vậy. Thế giới là y báo của chúng ta, chúng ta là chính báo, tâm chúng ta thế nào thì cảnh giới chúng ta như thế.

Người con Phật nên đón Tết Đoan Ngọ như thế nào?

Với tinh thần người Phật tử, chúng ta vẫn ăn Tết Đoan Ngọ nhưng ngày Tết Đoan Ngọ chúng ta làm tiệc chay, cơm chay cúng Phật, tu tập tâm từ bi, tụng kinh từ bi và gửi tâm từ bi đến tất cả muôn loài. Dù là con sâu, cái kiến chúng ta cũng gửi tâm từ bi, tâm yêu thương đến nó. Thầy nhớ khi Thầy chưa xuất gia, Thầy xuống chỗ Sư Bà Hải Triều Âm thỉnh Sư Bà chứng minh cho Thầy phát tâm Bồ đề. Sau khi Sư Bà chứng minh cho Thầy xong thì trời đổ mưa rất lớn, Sư Bà nói: “Hôm nay, các chú phát tâm Bồ đề thế này, con sâu, cái kiến,... cũng được nhờ đấy!”, Thầy nghe lời nói của Sư Bà mà toàn thân cảm thấy xúc động vô cùng.
Vậy, y báo của chúng ta phụ thuộc vào chúng ta rất nhiều. Như ở Ấn Độ, họ có cuộc cách mạng xanh, không dùng đến thuốc trừ sâu và phân hóa học. Thực phẩm, rau màu bên ấy rất sạch. Mặc dù hoa quả không to, không mỡ như một số nước khác nhưng nó lại rất chất lượng. Và bao nhiêu năm nay, họ không dùng thuốc trừ sâu và sâu bọ dù có nhưng cũng không phải quá nhiều. Cho nên chúng ta nhớ, mọi việc trong pháp giới đều tùy theo duyên nghiệp của chúng ta mà biến đổi.

Mâm cơm chay cúng Phật trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 (ảnh minh họa)

Mâm cơm chay cúng Phật trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 (ảnh minh họa)

Thời Đức Phật, ngày mùng 8 và ngày 23, ngoại đạo sát sinh để cúng tế thần linh, chúa trời rất nhiều. Từ nhân duyên đó, Đức Phật chế ra ngày tu Bát quan trai vào những ngày ấy cho Tăng Ni, Phật tử tu tập, giữ giới không sát sinh. Vậy, Thầy khuyến khích Phật tử chúng ta sẽ lấy ngày Tết Đoan Ngọ để tu tập, phát khởi tâm từ bi, gửi lòng từ đến tất cả muôn loài, dù là con sâu, cái kiến,... Chúng ta tu tập, làm cơm chay cúng Phật, bố thí cho người nghèo và tụng kinh từ bi, gửi tâm từ cho tất cả muôn loài, mong cho con sâu, cái kiến,... cũng sớm chuyển kiếp lên cảnh giới tốt đẹp hơn. Vì xét cho cùng, con sâu, cái kiến,... cũng là một chúng sinh. Nếu chúng ta bảo thủ, chấp kiến, tà kiến nhiều thì sau khi chết sẽ tái sinh thành con kiến. Điều này, chùa chúng ta biết được là nhờ vào sự tu tập Phật Pháp. Ở thế gian này, người tà kiến rất nhiều nên kiến cũng rất nhiều. Vậy ngày giết sâu bọ, Phật tử ăn Tết Đoan Ngọ với tinh thần người con Phật. Chúng ta sẽ ứng dụng Phật Pháp để đón Tết Đoan Ngọ sao cho lợi ích nhất.”

Quả thật, đạo Phật luôn song hành và gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người. Qua lời chỉ dạy từ Sư Phụ, chúng ta đã tháo gỡ được những khúc mắc xung quanh ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5. Chúng ta hiểu rằng, nếu biết áp dụng Phật Pháp trong ngày Tết này để tu tập tâm từ bi, yêu thương thì không những đem lại lợi ích cho bản thân mà còn đem lại lợi ích cho muôn loài.

Mong rằng, quý độc giả sẽ có ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 tràn đầy ý nghĩa và tích lũy được nhiều công đức phước báu!

Bài liên quan
83
CHIA SẺ
Bình luận (15)

Đọc thêm

28 T1, 2024
28 T1, 2024
Hướng dẫn rút chân nhang không bị phạm tâm linh, được phúc lành

Cách tỉa chân nhang để mang đến những điều tốt lành cho bản thân và gia đình mà không lo phạm tâm linh.

282 54993

Hướng dẫn rút chân nhang không bị phạm tâm linh, được phúc lành

21 T1, 2024
21 T1, 2024
Hướng dẫn cách bao sái ban thờ không sợ phạm, được tốt lành

Bao sái ban thờ thế nào để không lo động chạm tâm linh, năm mới bình an, như ý? Bài viết giới thiệu cách bao sái, văn khấn bao sái ban thờ,...

23 18099

Hướng dẫn cách bao sái ban thờ không sợ phạm, được tốt lành

15 T1, 2024
15 T1, 2024
Ngày ông Công ông Táo: Cách cúng đơn giản mà được tài lộc

Cúng ông Công ông Táo làm sao để đơn giản mà vẫn được phù hộ, được phúc lành, may mắn? Cùng tìm hiểu cách cúng đúng chuẩn, dễ thực hiện trong bài viết này!

151 6182

Ngày ông Công ông Táo: Cách cúng đơn giản mà được tài lộc

01 T1, 2024
01 T1, 2024
Sau 49 ngày, có cần để bàn hương linh và cúng cơm hàng ngày?

Bạch Thầy, bố con mới mất, gia đình con có cần để bàn hương linh không hay đưa lên bàn thờ gia tiên và có phải cúng cơm hàng ngày đến hết 100 ngày không ạ?

2 9653

Sau 49 ngày, có cần để bàn hương linh và cúng cơm hàng ngày?

10 T8, 2023
10 T8, 2023
Cách cúng rằm tháng 7 và những lưu ý quan trọng

Cúng Rằm tháng 7 là một ngày lễ truyền thống ý nghĩa của người dân Việt. Cúng rằm thế nào để mang lại nhiều may mắn và không lo bị ông bà, tổ tiên trách quở?

23 50524

Cách cúng rằm tháng 7 và những lưu ý quan trọng

21 T4, 2023
21 T4, 2023
Có nên thờ cây hương ngoài trời?

"Bạch Thầy, mong Thầy chỉ dạy cho con cách giải bát hương trước cửa do thầy bên tứ phủ bốc ạ. Con xin tri ân công đức của Thầy ạ."

18 4062

Có nên thờ cây hương ngoài trời?

06 T4, 2023
06 T4, 2023
Thắp hương và những điều cần biết để không bị rơi vào tà kiến

Thắp hương có nhiều quan niệm kiêng kỵ như: không dùng miệng thổi hương; không thắp hương vào ban đêm,...Những quan niệm trên có đúng theo góc nhìn Phật giáo?

66 41088

Thắp hương và những điều cần biết để không bị rơi vào tà kiến