7
40

Con cầu tự khó nuôi nên cần bán khoán vào chùa, đúng hay sai?

Tình yêu - Gia đình, 16/10/2019 16:16
7
40

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con có việc xin thỉnh Thầy giải đáp cho con hiểu ạ.

Ở cơ quan con có chị bạn nghe thầy bói nói là sinh con cầu tự khó nuôi, phải đem bán hoặc gửi lên chùa cho dễ nuôi. Chị ấy đã nghe theo và làm thủ tục gửi bán con lên chùa. Song mọi người lại bảo không nhất thiết phải bán gửi con ở chùa. Chị ấy rất bối rối không biết phải làm thế nào vì đã bán gửi con rồi. Bây giờ, chị ấy muốn xin chuộc con về thì phải làm thế nào cho đúng ạ? Con xin cảm ơn Thầy ạ!

Thầy Thích Trúc Thái Minh trả lời:

Empty

Kính thưa toàn thể đại chúng!

Con cầu tự là gì?

Tại sao lại gọi là con “cầu tự” mà không phải con “cầu tử”? Chữ “tử” là con, “cầu tử” là cầu con. Chữ “tự” là chùa, “cầu tự” là cầu con ở chùa. Những người khó khăn, hiếm muộn, sau khi làm các biện pháp khoa học không được thì họ đến chùa cầu để xin con. Thầy thấy rất nhiều trường hợp gia đình đến chùa cầu con rồi có con thật, thậm chí là cầu được cả con trai.

Xem thêm: Hiếm muộn, khó có con do nghiệp gì?

Con cầu tự khó nuôi, đúng hay sai?

Bên cạnh đó, có nhiều lời đồn rằng đứa con cầu ở chùa rất khó nuôi. Nhưng Thầy thấy có rất nhiều người có con cầu ở chùa, lúc bé dễ nuôi và ngoan, lúc lớn rất thông minh, nhanh nhẹn. Thầy kể câu chuyện về một người mà Thầy quen biết. Ông ấy là con cầu tự. Ngày đó, bố mẹ ông ấy hiếm muộn nên đi chùa lễ bái, cầu con rồi sinh ra ông ấy. Ông ấy rất giỏi và thông minh. Hiện tại, ông ấy là tổng giám đốc của một công ty. Đó là minh chứng thực tế chứng minh cho việc con cầu tự dễ nuôi.

Quan điểm của đạo Phật về việc con dễ nuôi và con khó nuôi

Theo quan điểm đạo Phật, con dễ nuôi hay khó nuôi là phụ thuộc vào phước duyên của đứa bé. Trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy rằng khi người phụ nữ mang thai, sinh nở, nếu biết tụng đọc kinh Địa Tạng, vâng lời trong kinh Địa Tạng mà làm các việc phúc đức thì đứa con ấy sẽ được quỷ thần hộ vệ, lúc sinh nở được vuông tròn, sinh ra sẽ được tốt đẹp và hiếu thuận.

Hơn nữa, Thầy nghĩ đa phần chúng ta cũng đều là con cầu tự. Bởi người mẹ nào khi mang thai đến chùa cũng cầu lạy Phật phù hộ độ trì cho thai nhi được bình an, khỏe mạnh, sinh nở được mẹ tròn con vuông; sinh ra được thông minh, ngoan ngoãn, hiếu hạnh,... Đó đều là cầu ở chùa.
Cho nên, quan niệm con cầu tự khó nuôi là không đúng. Khó nuôi hay không là thuộc về phúc phần của đứa bé và gia đình. Nếu gia đình biết chăm chỉ làm phúc như lời Phật dạy thì mọi thứ sẽ đều tốt đẹp.

Ý nghĩa của việc bán khoán con lên chùa

Về việc bán khoán các cháu lên chùa, Thầy đã từng nói trong một băng đĩa với chủ đề Thắp Sáng Niềm Tin kỳ II. Những cháu bé hay ốm đau, ngoài đời người ta gọi là khó nuôi, phải lên chùa bán khoán cho cụ Đức Ông. Gia đình thấy cụ mặt đỏ, râu dài nên nghĩ là phải đem cút rượu, con gà lên cúng cụ.

Nhưng đâu có biết cụ là ông Cấp Cô Độc, là đệ tử Phật giữ Ngũ giới không uống rượu thịt bao giờ. Và cụ cũng chính là người đã từng bỏ không biết bao nhiêu triệu đồng tiền vàng để mua đất cúng dường Đức Phật và Tăng đoàn. Thế nhưng có rất nhiều người không biết, bảo bán khoán con cho Đức Ông ở chùa rồi thì con không phải là của mình nữa. Con có ốm đau gì thì trách móc, bắt tội tại cụ. Điều đó là hoàn toàn không đúng.

Nghi thức bán khoán chỉ là một việc giúp cho cháu bé và gia đình được kết duyên lành với Tam Bảo. Khi kết duyên với Tam Bảo, gia đình sẽ được tăng phước lành. Cho nên, trong nghi thức bán khoán các Thầy đều có lễ sơ quy cho các cháu để các cháu và bố mẹ hướng về Phật Pháp, biết tác phước cúng dường để tăng trưởng phước báu. Khi gia đình biết nương tựa vào Tam Bảo thì chư Thiên, chư Thần hộ trì cho cháu bé được an lành.

Vậy nên, bán khoán con lên chùa là Pháp kết duyên để chúng ta có duyên với Tam Bảo. Nhờ sự kết duyên ấy, chúng ta có phước báu giúp cho mọi việc đều được an lành và tốt đẹp.

Bài liên quan
40
CHIA SẺ
Bình luận (7)

Đọc thêm

17 T3, 2024
17 T3, 2024
Thương cho roi cho vọt: Cách hiểu đúng & áp dụng dạy con ngoan

“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là cách nuôi dạy con cái theo lối truyền thống của ông bà ta xưa nay. Vậy ý nghĩa của quan niệm này là gì?

260 8699

Thương cho roi cho vọt: Cách hiểu đúng & áp dụng dạy con ngoan

06 T8, 2023
06 T8, 2023
Chín chữ cù lao - Khắc ghi ân đức cha mẹ một đời không quên

“Chín chữ cù lao” là chín ân lớn thể hiện sự hy sinh, tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái. 9 chữ gồm: Sinh, Cúc, Phủ, Súc, Trưởng, Cố, Phục, Phúc

185 10212

Chín chữ cù lao - Khắc ghi ân đức cha mẹ một đời không quên

29 T7, 2023
29 T7, 2023
03 câu chuyện về mẹ hay nhất khiến bạn muốn về nhà thật nhanh để ôm mẹ

Đọc những mẩu truyện ngắn về mẹ trên, các bạn có thấy hình ảnh của mình trong đó? Hãy cùng chia sẻ cảm nhận của bạn sau khi đọc tại phần bình luận nhé!

46 3494

03 câu chuyện về mẹ hay nhất khiến bạn muốn về nhà thật nhanh để ôm mẹ

16 T7, 2023
16 T7, 2023
Top những câu nói về cha mẹ hay và thấm thía nhất

Những câu nói hay về cha mẹ dưới đây sẽ giúp quý vị thấu hiểu, trân trọng, cũng như suy ngẫm để thực hành báo hiếu cha mẹ nhiều hơn nữa

32 454

Top những câu nói về cha mẹ hay và thấm thía nhất

29 T6, 2023
29 T6, 2023
Con bất hiếu với cha mẹ thì phải nhận những quả báo gì?

Quả báo của tội bất hiếu với cha mẹ: Bất kính, xem thường cha mẹ bị quả báo xấu xí; Uy thế nhỏ do tâm không quý kính hầu hạ cha mẹ;...

41 16734

Con bất hiếu với cha mẹ thì phải nhận những quả báo gì?

28 T1, 2023
28 T1, 2023
3 mối nhân duyên giữa cha mẹ và con cái theo quan điểm đạo Phật

Con cái đến với cha mẹ cũng đều do nhân duyên, nghiệp quả mà đến, đó cũng là quan điểm trong đạo Phật. Vậy giữa cha mẹ và con cái có những nhân duyên gì?

53 7459

3 mối nhân duyên giữa cha mẹ và con cái theo quan điểm đạo Phật

03 T8, 2022
03 T8, 2022
10 điều về công ơn cha mẹ - con nguyện tìm cách đáp đền

Công ơn cha mẹ vô cùng lớn lao, tựa như trời biển bao la không có bến bờ. Cha mẹ không chỉ nuôi dạy con khôn lớn nên người mà còn hy sinh tất cả vì con

19 3735

10 điều về công ơn cha mẹ - con nguyện tìm cách đáp đền