Bàn thờ người mất và chuyện hai cây chuối
L
Lương Minh
17/11/2018 11:02
Ban Quản Trị
18/11/2018 10:18

Chào bạn,
Ban Quản trị xin gửi câu trả lời cho câu hỏi của bạn đã được Thầy giải đáp như sau:
"Việc khi nhà có người mất thì các Thầy thường khuyên là mua mấy nải chuối tiêu xanh về thắp hương. Vì nải chuối tiêu xanh và cây chuối xanh ấy nó còn có tác dụng hóa giải được tử khí. Nhà có người chết thì có nhiều tử khí nó thoát ra. Nải chuối xanh, cây chuối xanh đó nó có tác dụng hóa giải bớt tử khí đi. Nải chuối để bên cạnh xác người mất ấy thì chúng ta không nên ăn, vì nó nhiễm cái tử khí rồi. Những nải chuối cúng ở mồ mả rồi nó nhiễm tử khí thì cũng không nên ăn. Chúng ta bố thí cho chim chóc gì nó ăn. Cây chuối có tác dụng đấy là thứ nhất.
Thứ hai là chúng ta biết cây chuối nó có ý nghĩa. Tại sao lại là cây chuối. Chúng ta thấy cây chuối có thể bóc ra đến hết không còn gì. Cũng nói như thế. Nếu người mất là cha hoặc mẹ, ông, bà thì chúng ta là thế hệ là con là cháu chẳng hạn. Ông bà, cha mẹ sẵn sàng bỏ hết cho mình đến không còn gì, đến hết thì thôi, cũng như cây chuối ấy. Dây chuối rất dai, dẻo. Tàu lá chuối cũng thế. Tượng trưng cho tình của người mẹ, người cha đối với người con là không bao giờ đứt, không bao giờ bỏ. Chúng ta nhìn thấy tàu lá chuối khi héo không? Trông nó rất là thương, giống như người mẹ vậy. Bên thọ mai giá lễ người ta dùng hình tượng cây chuối để cắm lên đấy. Cây chuối rất gần gũi với dân Việt Nam tất nhiên là ở dân Việt Nam mình làm thôi, chứ bên Anh, bên Mỹ người ta có làm đâu! Rồi người ta còn bắt phải buộc đai thế này. Rồi phải cha đưa mẹ đón. Đó là cái nghi lễ của mình. Tất nhiên đây là cái nghi lễ truyền thống nó có nét đẹp của nó, ý nghĩa của nó cho nên Thầy vẫn tán đồng để cho các Phật tử làm. Còn cái nào nó trở thành hủ tục không tốt thì ta bỏ.
Ví dụ như hủ tục ngày xưa là phải lăn đường. Cha chết mẹ chết thì phải lăn đường lê la, rồi ra đến mộ phải nhảy xuống hố mới là thương bố thương mẹ. Gắng sức nhảy xuống một cái rồi người ta lôi lên lại nhảy xuống. Cũng có như thế đấy, nhưng bây giờ thì bỏ những cái đấy đi không cần thiết. Mình thương cha mẹ thì thiếu gì cách. Hay là ngày xưa thì phải xú tóc xú tai ra, không được chải đầu, phải đi chân đất. Ý là thương cha mẹ thì phải chẳng nghĩ gì đến thân thể mình, dép cũng không đi, vứt hết, tóc tai không chải, gương lược không soi ý là như vậy mới là thương. Còn bây giờ ai mà thật thương mà như thế được Thầy cũng tán thán. Nhưng nếu chải đầu chải tóc gọn gàng mà vẫn thương cha mẹ được thì Thầy cũng tán thán! Ngày xưa phong kiến người ta khắt khe đến vậy đấy, người ta kĩ như vậy đó. Cho nên việc cây chuối là như vậy, nếu mà không có cây chuối cũng không sao".

3
CHIA SẺ